Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Thứ bảy: Buổi sáng: 7:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 17:00. Chủ nhật nghỉ

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Bé ho có đờm lâu ngày có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau của bé.

Cần làm gì khi bé ho có đờm lâu ngày không khỏi

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, bị ốm thường phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà quên rằng việc vệ sinh đường mũi họng cũng là một cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà lại an toàn và cũng khá hiệu quả.

Trẻ ho có đờm nguyên nhân do đâu

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong những trường hợp trẻ chỉ bị ho hoặc sổ mũi nhẹ thì cách này có thể giúp trẻ hết rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc.

  • Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ/bệnh viện

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Cũng không nên tự ý đến tiệm thuốc tây để nhờ dược sĩ kê đơn thuốc vì có thể cũng chưa tìm ra được bệnh dẫn đến sử dụng không đúng loại thuốc.

Trong trường hợp trẻ bị ho đến khó thở, tím tái thì đây là dấu hiệu báo động, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ngoài ra, về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé thường không rầm rộ. Vì thế, nếu thấy bé bị ho đi kèm với ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, ngủ không ngon thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh để tình trạng này kéo dài.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Trẻ ho nhiều nên đi bác sĩ sớm

Khi bị ho có đờm, trẻ thường khó chịu, lười ăn và rất dễ bị ói, các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, không nên cho bé ăn quá no vào 1 bữa, chia nhỏ bữa ăn.

Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ vì chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, giúp bé không bị mất sức, suy dinh dưỡng.

  • Áp dụng một số bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
  1. Nấu cháo gừng hành: gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
  2. Canh trứng nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
  3. Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

nguồn: tổng hợp