Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Thứ bảy: Buổi sáng: 7:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 17:00. Chủ nhật nghỉ

Mẹo trị ho cho trẻ không phải ai cũng biết

Ho là một phản xạ tốt của cơ thể nhằm tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu những cơn ho xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của trẻ và những người xung quanh. Ngoài ra, ho về đêm còn có thể là báo hiệu cho những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ mà bạn cần đề phòng. 

Những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều vào ban đêm

Trẻ bị ho vào ban đêm

Trẻ bị ho vào ban đêm có rất nhiều nguyên nhân

  • Do bệnh lý hen suyễn khiến trẻ dễ bị ho vào ban đêm.
  • Do đường hô hấp có dị vật hay chất nhầy: Ở một số trẻ, khi ngủ chất nhầy ở cổ họng sẽ tiết ra nhiều, kích thích làm trẻ bị ho, nghẹt thở và quấy khóc cả đêm. Nếu trẻ bị ho sặc sụa, khó thở, kèm theo đó là mặt tái mét thì có thể là do trong cổ họng có dị vật.
  • Viêm xoang, viêm mũi: Khi bị viêm xoang mũi, đờm nhầy trên mũi có thể chảy xuống cổ họng và làm bé bị ho. Viêm xoang hoặc viêm mũi còn khiến mũi bị nghẹt khiến bệnh nhân khi ngủ phải thở miệng, dẫn đến khô rát họng và gây ho nhiều hơn.
  • Trào ngược dạ dày – thực quản: Khi trẻ bị ho về đêm khi ngủ, kèm theo sặc từng cơn hoặc nôn trớ thì có thể đó là do bệnh trào ngược dạ dày. Điều này thường xảy ra đối với những bé có thói quen ăn tối gần giờ đi ngủ. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa nên cùng với dịch vị gây đầy hơi. Đồng thời khiến dịch vị trào ngược lên thực quản và cổ họng, kích thích gây ho sặc.

Những cách trị ho về đêm cho trẻ

Khi trẻ bị ho, đặc biệt là vào ban đêm, phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ho và đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín. Đừng nên chủ quan tự mua thuốc điều trị có thể dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe non nớt của trẻ.

  • Cho bé dùng đúng loại thuốc trị ho

Bạn có thể dùng các loại thuốc, siro ho được bác sĩ chỉ định. Nếu muốn dùng phương pháp tự nhiên để trị ho thì các nguyên liệu tự nhiên như quất, lá húng chanh, lá hẹ, mật ong,… có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng an toàn với trẻ nhỏ.

Tắc ngâm với mật ong

Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Vệ sinh mũi học cho trẻ bằng nước muối

Các loại dung dịch nước muối sinh lý được bày bán rất nhiều ở các hiệu thuốc. Bạn có thể dự trữ một ít ở nhà và vệ sinh đường thở cho trẻ từ 3-4 lần/ngày để hệ thống hô hấp của bé được thông thoáng.

  • Cho trẻ ăn cách xa giờ ngủ

Thời điểm ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất một giờ để thức ăn có thời gian tiêu hóa, ngăn không cho lượng dịch vị tiết ra nhiều hơn trong khi ngủ.

  • Giữ ấm cho trẻ

Thân nhiệt hạ xuống thấp cũng là một trong những lý do gây ho. Hãy mặc áo ấm cho trẻ trước khi ngủ, điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, có thể bôi chút dầu xanh để trẻ dễ chịu hơn.

  • Lưu ý đến cách chăm sóc
  1. Nếu trẻ bị ho nhiều, mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn thức ăn loãng, dễ tiêu, hạn chế ăn các loại thức ăn kích thích ho nhiều hơn như hải sản, các loại bánh ngọt, bánh mì…
  2. Hạn chế đưa trẻ đến những môi trường ô nhiễm nhiều khói thuốc, bụi, lông thú vật, phấn hoa…
  3. Sử dụng các loại thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để bảo vệ phổi của trẻ, giúp hệ hô hấp của trẻ khỏe mạnh hơn.