Chào mừng bạn đến với Y Khoa Kỳ Hòa

Mở cửa : Thứ hai - Thứ bảy: Buổi sáng: 7:30 - 11:30, Buổi chiều: 13:00 - 17:00. Chủ nhật nghỉ

All posts by Y Khoa Kỳ Hòa

Trẻ ho nhiều ngày không khỏi

Bé ho có đờm lâu ngày có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về sau của bé.

Cần làm gì khi bé ho có đờm lâu ngày không khỏi

  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ

Nhiều bậc phụ huynh khi con bị ho, bị ốm thường phụ thuộc quá nhiều vào thuốc mà quên rằng việc vệ sinh đường mũi họng cũng là một cách giúp bé nhanh khỏi bệnh mà lại an toàn và cũng khá hiệu quả.

Trẻ ho có đờm nguyên nhân do đâu

Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong những trường hợp trẻ chỉ bị ho hoặc sổ mũi nhẹ thì cách này có thể giúp trẻ hết rất nhanh mà không cần dùng đến thuốc.

  • Đưa trẻ đến khám ở bác sĩ/bệnh viện

Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Cũng không nên tự ý đến tiệm thuốc tây để nhờ dược sĩ kê đơn thuốc vì có thể cũng chưa tìm ra được bệnh dẫn đến sử dụng không đúng loại thuốc.

Trong trường hợp trẻ bị ho đến khó thở, tím tái thì đây là dấu hiệu báo động, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay. Ngoài ra, về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé thường không rầm rộ. Vì thế, nếu thấy bé bị ho đi kèm với ăn uống kém, bỏ bữa, sốt không rõ ràng, hay nôn trớ, ngủ không ngon thì cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay, tránh để tình trạng này kéo dài.

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày

Trẻ ho nhiều nên đi bác sĩ sớm

Khi bị ho có đờm, trẻ thường khó chịu, lười ăn và rất dễ bị ói, các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu, không nên cho bé ăn quá no vào 1 bữa, chia nhỏ bữa ăn.

Nên cho trẻ ăn nhiều trái cây, rau củ vì chất dinh dưỡng từ những loại thực phẩm này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, giúp bé không bị mất sức, suy dinh dưỡng.

  • Áp dụng một số bài thuốc dân gian dễ thực hiện tại nhà
Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm phổi
  1. Nấu cháo gừng hành: gạo 50 gam, gừng 5 lát, hành 5 cây và một thìa dấm, nấu đến khi cháo sắp nhừ cho hành, gừng, dấm vào quấy đều, rồi ăn nóng
  2. Canh trứng nấu với mật ong: Chủ yếu chữa ho lâu, ít đờm. 300 ml nước đun sôi, sau đó đánh một quả trứng đổ vào nước sôi, rồi cho một thìa mật ong vào là được.
  3. Bách hợp nấu chè đỗ xanh: Thích hợp cho những người phổi yếu, ho lâu không khỏi. Bách hợp 50 gam, đỗ xanh 30 gam. Đỗ xanh ninh sắp nhừ cho bách hợp vào, nấu cho đến khi đỗ nhừ, cho một ít mật ong vào là được.

nguồn: tổng hợp

Read More

Hen suyễn ho có đờm ở người lớn

Hen suyễn là căn bệnh tác động không nhỏ đến cuộc sống con người. Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất phong phú, trong đó ho có đờm là triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng phiền toái, mệt mỏi. Vậy hen suyễn ho có đờm ở người lớn có chữa được không? Hãy cùng tham khảo những phương pháp sau.

Hen hay còn gọi là suyễn là một bệnh mạn tính thuộc về đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp các tác nhân gây kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, thở khò khè và khó thở.

Bệnh hen phế quản

Vì là một loại bệnh mạn tính nên việc điều trị cũng cần nhiều thời gian. Cho đến nay, chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm hen suyễn mà chỉ có những cách thức giúp kiểm soát tình trạng bệnh mà thôi.

Những nguyên nhân gây nên hen suyễn ho có đờm

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, nhưng có thể do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen bao gồm:

● Các hạt nhỏ như phấn hoa, bụi xi măng, lông động vật…

● Các nhân tố gây nhiễm khuẩn đường hô hấp như vi khuẩn, virus

● Một số hoạt động thể chất cũng có thể làm tăng mức độ nặng của bệnh nếu tập không đúng cách

● Không khí lạnh

● Khói thuốc

● Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen

● Stress

● Nắp môn vị dạ dày đóng mở bất thường.

Những phương pháp phòng ngừa ho có đàm do hen suyễn

  • Tránh xa các nguyên nhân gây bệnh như khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm,…

  • Giảm căng thẳng mệt mỏi, tránh những cảm xúc tiêu cực có thể là xúc tác dẫn đến bệnh

  • Kiên trì tập luyện hít thở đều đặn

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tăng cường sức khỏe

  • Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ

Các loại thực phẩm bổ phổi cho người lớn

Read More

Điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng phương pháp dân gian

Với những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng các phương pháp dân gian dưới đây, hy vọng có thể phần nào giúp bạn giảm bớt đi sự khó chịu do cơn ho gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn ho kéo quá dài trên 3 tuần đến 8 tuần, tốt nhất nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị cụ thể nhé!

mẹo trị ho ở người lớn

Nguyên nhân khiến tình trạng ho kéo dài, dai dẳng

Ho là cơ chế tự vệ quan trọng để tống khứ ra ngoài các dị vật, vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp. Nhưng ho dai dẳng có thể báo hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì đó? Có thể kể đến như:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, cúm…
  • Viêm phế quản, giãn phế quản
  • Hen suyễn
  • Các bệnh lý của phổi như viêm phổi, lao phổi, dị vật đường hô hấp, áp xe phổi
  • Ho do trào ngược dạ dày thực quản
  • Ho do ô nhiễm môi trường, khói bụi

Mặc dù, ho là cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp, nhưng ho kéo dài lại khiến người bị ho cảm thấy khó chịu, đau rát và mất ngủ. Vậy nên, bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những các điều trị ho kéo dài ở người lớn bằng phương pháp dân gian, biết đâu có thể giúp bạn giảm được cơn ho thì sao?

  • Cách 1: Ngâm chanh đào ngâm mật ong

Đây được xem là giải pháp hỗ trợ làm giảm các cơn ho hiệu quả, được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Cách làm khá đơn giản, bạn lấy chanh đào ngâm với mật ong, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần.

Điều trị ho như thế nào

Khi dùng, bạn lấy khoảng 5 thìa nước cốt mật ong chanh đào đem hấp cách thủy. Trước khi ăn khoảng 1 tiếng, bạn uống hết nước chanh, có thể ngậm kèm 1 miếng chanh đào. Cách này có thể giúp làm dịu cơn ho, giam sưng, đồng thời tăng cường sức đề kháng cơ thể.

  • Cách 2: Dùng Thiên môn bổ phổi thảo dược được nhiều người ưa dùng

Với sự kết hợp của 11 loại thảo dược đã được chứng minh trong việc trị ho như Thiên Môn Đông (chủ vị của bài thuốc, chiếm khoảng 15% trong bài thuốc), Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm, Sài hồ, Bối mẫu, Phục linh, Trần bì, Dâu, Bạc hà và Ngũ vị tử, giúp trị hỗ trợ điều trị các cơn ho như ho khan, ho đờm, ho gió, đau rát họng rất hiệu quả.

Cách dùng: Mỗi ngày, bạn dùng 4 lần/ngày, mỗi lần 30ml là được. Uống trước bữa an hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút.

  • Cách 3: Trị ho với gừng tươi

Đây được xem là 1 trong những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn được nhiều người áp dụng. Mỗi ngày, trước khi ăn, bạn chỉ cần thái từng lát gừng cho vào chén, thêm chút mật ong vào rồi đem hấp cách thủy rồi ăn hết.Vì gừng có tính ấm, dễ chịu vừa giúp giảm ho hiệu quả, vừa giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi thất thường.

  • Cách 4: Trị ho với củ cải trắng

Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy củ cải trắng đem rửa sạch, gọt vỏ và ăn sống. Bên cạnh đó, bạn thái từng lát mỏng củ cải và đun lấy nước uống. Hàng ngày dùng khoảng 2 củ cải, dùng trong 1 tuần có thể giúp giảm ho.

Lưu ý: Với những cách điều trị ho kéo dài ở người lớn này, bạn nên áp dụng sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bị ho cũng nên:

  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa
  • Người bị ho nên uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tránh môi trường khô và lạnh
  • Tránh các yếu tố kích thích ho như khói thuốc, bụi, phấn hoa…
  • Không ăn đồ uống quá nóng, vì nó có thể gây kích thích vòm họng, khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu chưa biết nguyên nhân ho là gì, thì tốt nhất không tự ý mua thuốc ngoài tiệm nhé!

Trên đây chỉ là những phương pháp dân gian, có thể giúp bạn giảm ho chứ không phải thuốc chữa bệnh. Vậy nên, nếu cảm thấy tình trạng ho quá nghiêm trọng, ho trên 8 tuần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Read More

Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn

Ho lâu ngày không khỏi ở người lớn, chớ nên xem thường! Nếu ho trên 3 tuần kèm theo triệu chứng sốt, tức ngực, ho ra đờm vàng… thì tốt nhất là nên đi thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất.

Ho – Chớ nên xem thường!

Thi thoảng, những cơn ho khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng thực chất chúng cũng mang lại một vài lợi ích nhất định có thể kể đến như:

  • Bảo vệ đường hô hấp khi khí quan bị viêm hay kích thích

  • Loại bỏ chất nhầy, vật thể lạ làm nghẽn khí quản của bạn

  • Cải thiện luồng không khí để bạn hít thở thoải mái, dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, ho còn là cách để cơ thể đáp ứng với tình trạng viêm hoặc bệnh tật. Hầu hết, ho không kéo dài. Khi bị cảm (cảm cúm hay cảm lạnh), bạn chỉ ho vài ngày hoặc vài tuần sẽ tự động khỏi. Còn ho kéo dài, ho lâu ngày không khỏi ở người lớn (khoảng 5 tuần trở lên), thì nên cẩn thận, vì có thể cơ thể bạn đang bị một vấn đề gì đó nghiêm trọng.

Cách xử lý khi bị ho lâu ngày không khỏi ở người lớn

Ho là phản ứng tự nhiên giúp bảo vệ bộ máy đường hô hấp. Trong trường hợp nếu bạn bị ho dưới 5 ngày, không kèm theo các triệu chứng như: sốt, tức ngực, khó thở, khạc đờm không có mủ, máu thì không cần phải dùng thuốc mà có thể áp dụng 1 số cách dân gian như:

  • Dùng gừng tươi: Gừng được xem là một trong những vị thuốc dân gian có tác dụng trị ho hiệu quả được người xưa hay dùng. Bạn chỉ cần lấy gừng tươi thái lát mỏng, cho thêm chút mật ong vào, đem hấp cách thủy và dùng hết trong ngày.

  • Dùng củ cải trắng: Lấy củ cải trắng thái lát và đun lấy nước uống. Hàng ngày dùng khoảng 2 lần, sau 1 tuần sẽ thấy hiệu quả. Hoặc bạn có thể ăn củ cải sống cũng có tác dụng mát họng, giảm ho. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 củ thôi nhé!

Đối với những trường hợp ho trên 1 tuần, bất luận là tình trạng gì thì cũng cần phải đi khám ngay để có hướng điều trị cụ thể và kịp thời. Nếu bị nhẹ, bác sĩ có thể cho dùng kháng sinh, ăn uống điều độ… thì cơ thể sẽ nhanh khỏe lại.

Nếu ho kéo dài hơn 3 tuần, điều trị bằng thuốc vẫn không giảm, có kèm theo các triệu chứng như: sốt, ho có đờm xanh, vàng, hoặc ho ra máu, đau ngực khi ho… có thể bạn đang mắc một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Với trường hợp này, tốt nhất nên gặp và trao đổi cụ thể với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như cách trị tận gốc các bệnh lý nguy hiểm có thể là hen, viêm phế quản, lao, viêm amidan, viêm phổi hay viêm vọng…

Ho – Hãy đề phòng!

Để phòng ngừa ho lâu ngày không khỏi ở người lớn, nhất là vào mùa lạnh, thì bạn nên:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao (khoảng 5 ngày/tuần, mỗi ngày tối thiểu 30 phút với bộ môn phù hợp thể trạng của bạn)

  • Ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với việc thay đổi khi hậu.

  • Nếu có dấu hiệu bị ho thì nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ngôi điều hòa hay các yếu tố gây kích thích khác như khói thuốc, bụi, phấn hoa… Không ăn đồ cay nóng. Nên xông hết cho đường mũi họng với bạc hà, khuynh diệp.

  • Ăn nhiều hoa quả, uống nước cam, chanh, ăn tỏi để tăng cường hệ miễn dịch

Ngoài ra, bạn có thể sử dung Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông với sự kết hợp của 11 loại thảo dược tự nhiên với chủ vị Thiên Môn Đông, cùng với đó là Tỳ bà diệp, Cát cánh, Sa sâm, Sài hồ, Bối mẫu, Phục linh, Trần bì + Dâu, Bạc hà, Ngũ vị tử… có thể giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ho (ho khan, ho đờm…) rất hiệu quả.

Đặc biệt, đây là sản phẩm dựa theo bài thuốc Đông y, nên không gây tác dụng phụ, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Vậy nên, hãy dữ trự ít nhất 2 chai Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông trong tủ thuốc nhà bạn, để có thể sử dụng ngay khi mới chớm ho bạn nhé!

Trên đây là những cách xử lý khi bị ho lâu ngày không khỏi ở người lớn, hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn phần ngiải quyết được những cơn ho khó chịu.

nguồn tham khảo: internet

Read More